Cách trồng và chăm sóc cây cà phê ở Tây Nguyên

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới. Cà phê là một trong những nông sản chiếm tỉ trọng cao. Nhắc đến cà phê không thể không nhắc đến Tây Nguyên cũng như nhắc đến Tây Nguyên là nhắc đến cà phê. Cây cà phê ở Tây Nguyên đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

Cây cà phê ở Tây Nguyên

Đến với Tây Nguyên là đến với xứ sở của cà phê. Trên 90% diện tích trồng cà phê của Việt Nam tập trung ở đây. Đa phần người dân Tây Nguyên sinh sống bằng việc trồng và buôn bán cà phê. Hạt cà phê được sinh ra từ vùng đất đỏ bazan, kết hợp với cái nắng, cái gió đã trở thành một đặc sản nổi tiếng khắp thế giới. Nếu đã từng đặt chân đến vùng đất này chắc chắn phải thưởng thức hương vị của cà phê.

Cà phê Buôn Ma Thuột hay cà phê Ban mê là một trong những thương hiệu nổi tiếng của cà phê Việt Nam nói chung hay cà phê Tây Nguyên nói riêng.

Lịch sử ra đời của cây cà phê ở Tây Nguyên

Người Pháp đã mang cây cà phê đến Việt Nam vào khoảng những năm 70 của thế kỷ 20. Ban đầu cà phê được trồng nhiều ở Quảng Bình, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị. Về sau, các chủ đồn điền Pháp đưa vào trồng ở các tỉnh phía Nam và phát hiện ra cây cà phê rất phù hợp với đất đỏ bazan ở cao nguyên miền Trung Nam Bộ. Trong 5 tỉnh Tây Nguyên, Đắk Lắk là nơi mà cây cà phê phát triển với số lượng, sản lượng, và chất lượng hơn cả. Đến nay, Đắk Lắk trở thành trung tâm sản xuất cà phê của cả nước.

Kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên

Cây cà phê mang lại giá trị kinh tế cao tuy nhiên kỹ thuật trồng và chăm sóc loài cây này cũng khá phức tạp. Nếu bạn yêu thích và mong muốn trồng những cây cà phê đúng chuẩn cây cà phê ở Tây Nguyên thì cần đây sẽ là những hướng dẫn hữu ích dành cho bạn.

  1. Đất trồng

Đất trồng cà phê tất nhiên phải là đất tốt, tầng đất dày, tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Tốt nhất là trồng trên đất đỏ bazan Tây Nguyên.

  1. Chuẩn bị đất

Đào hố dài 40 cm, rộng 40 cm và sâu 50 cm..

Trộn phân hữu cơ và lân đều với đất mặt sau đó lấp xuống hố. Hỗn hợp đất cao hơn mặt hố từ 10-15 cm. Việc chuẩn bị hố phải xong trước khi trồng mới khoảng 1-2 tháng.

Liều lượng phân cho 1 hố khoảng 10-15 kg phân hữu cơ, 0,5 kg phân lân

  1. Thời vụ trồng

Cây cà phê cần nhiều nước tưới, vậy nên trồng cà phê vào đầu mùa mưa là tốt nhất.

  1. Kỹ thuật trồng

– Dùng cuốc móc 1 lỗ nhỏ giữa hố sâu 25-30 cm, rộng 15-20 cm ở chính giữa hố đã được lấp trước.

– Đặt cây vào giữa hố, điều chỉnh cây đứng thẳng, lấp đất và nén chặt, lấp đất ngang mặt bầu.

– Làm bồn tạo thành bờ xung quanh hố. Cây trồng thẳng và ém đất quanh bầu thật chặt lưu ý không làm vỡ bầu.

– Đánh bồn, tủ gốc bằng rơm rạ, rác, cỏ thành vòng tròn, cách gốc 20 cm dày ít nhất 20 cm.

– Phủ nhẹ một ít đất cho rác dẹp xuống.

– Phun thuốc trừ sâu Confidor 100 SL để chống mối.

  1. Tủ gốc, che túp

Dùng rơm rạ, cỏ khô, cây phân xanh… tủ gốc với độ dày 5-10 cm, cách gốc 5-10 cm để tránh mối làm hại cây. Tủ gốc cho cây cà phê để giữ ẩm, giảm được tưới nước và công làm cỏ, đồng thời điều hoà nhiệt độ đất, giữ cho đất luôn tơi xốp.

Che túp có tác dụng chống gió, chống hạn, chống rét nên mùa mưa không cần che.

  1. Bón phân thúc cho cà phê

Mỗi năm bón cho cà phê 1 lần phân hữu cơ sau khi thu hoạch quả.

Liều lượng 5-10 kg/cây kết hợp với phân lân và phân vô cơ. Đào rãnh sâu 20 cm, rộng 20 cm xung quanh mép tán, rải đều phân hữu cơ sau đó lấp lại.

Đối với phân vô cơ: Phân đạm và kali có thể bón 3 lần/năm vào tháng 2-3, 6-7, 11-12.

Lưu ý, trong kỹ thuật trồng cây cà phê ở Tây Nguyên, trước khi bón phân cần làm cỏ sạch,

Đối với năm đầu, sau khi trồng 1-2 tháng, bón 25-30 g phân Urê và 25-30 g phân kali cho một hố.

  1. Tạo hình, tỉa cành

Để tạo có bộ tán cân đối, cành quả phân bố, hạt đạt năng suất cao ổn định cần tích cực tạo hình, tỉa cành.

Biện pháp này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc, thu hái và hạn chế bớt sự tấn công phá hoại của sâu bệnh.

Trên đây là các bước cơ bản trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê ở Tây Nguyên. Trong điều kiện thực tế, việc chăm sóc sẽ phức tạp hơn và cần có sự linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu, thổ nhưỡng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *