Ý nghĩa phong thủy cây KIM NGÂN (Money Tree Plant) – cái tên nói lên tất cả!

Trong các loại cây để bàn, kim ngân là loại cây khá quen thuộc. Giống cây này khá được giới văn phòng ưa chuộng bởi hình dáng độc đáo và dễ chăm sóc. Không những vậy, kim ngân cũng là loài cây được biết đến nhiều nhờ ý nghĩa phong thủy của nó. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loài cây kim ngân này nhé.

Cây kim ngân là cây gì?

Kim ngân, tên tiếng Anh Money Tree Plant, là cây thân gỗ cây bóng râm, xuất xứ từ Mexico, vùng Trung hoặc Nam Mỹ.

Cây kim ngân một trụ
Cây kim ngân một trụ

Ngoài tự nhiên, loài cây này chủ yếu sinh trưởng trong khu vực đầm lầy, và có thể phát triển chiều cao đến 18 m.

Ở Việt Nam, người ta biết đến kim ngân như là một loài cây cảnh, chịu nước tốt và dễ thích nghi. Có hai loại thường thấy là cây kim ngân trồng trong chậu nhỏ hoặc trồng thủy sinh. Thân cây thường được ghép lại và đan thắt xoắn vào nhau tạo hình bím tóc ngộ nghĩnh. Bởi vậy cây kim ngân còn có những tên gọi khác như thắt bím, bím đuôi sam, bím tóc.

Ý nghĩa của cây kim ngân?

Trong đời sống, cây kim ngân mang rất nhiều ý nghĩa, từ ý nghĩa phong thủy, tiền bạc đến tác động trong tinh thần, sức khỏe…

Ý nghĩa phong thủy

Tùy thuộc vào hình dáng, kích thước của mỗi cây mà có ý nghĩa phong thủy khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung mỗi cây kim ngân đều có các đặc điểm với ý nghĩa tượng trưng riêng. Thân trụ cây to, mập mạp, đứng vững chãi tựa như bậc trượng phu, chính nhân quân tử hiên ngang, rộng lượng. Thân cây nếu xoắn bện vào nhau thì tượng trưng cho sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau cùng phát triển. Lá cây xanh tốt, sức sống mãnh liệt thì rất vượng tiền tài.

Cây chỉ có 1 thân: Gọi là trụ thiên, có ý nghĩa chọc trời khuấy nước. Cây kim ngân này thể hiện người có hoài bão, chí lớn.

Cây có 3 thân: Gọi là tam tài, tượng trưng cho Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa. Chủ doanh nghiệp, nhà quản lý nên trưng cây này để nhắc nhở về 3 yếu tố giúp thành công trong cuộc sống và kinh doanh.

Cây có 5 thân: Gọi là ngũ phúc, tượng trưng Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang. Đặt cây kim ngân trong nhà sẽ giúp các yếu tố này được phát huy tốt nhất.

Cây kim ngân tượng trưng Phúc - Lộc - Thọ - An - Khang
Cây kim ngân tượng trưng Phúc – Lộc – Thọ – An – Khang

Ý nghĩa sức khỏe

Cây kim ngân trồng trong nhà giúp làm sạch, thanh lọc không khí, tăng cường oxy, đuổi muỗi,… sức khỏe của gia chủ cũng vì thế mà tốt hơn.

Ý nghĩa tinh thần

Cây kim ngân thể hiện sự giàu có, may mắn, khiến cho những người sở hữu cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.

Tượng trưng cho tiền bạc, giàu sang nên chủ nhân của cây cũng sẽ đạt được sự tôn trọng từ người khác.

Tâm trí của bạn cũng được bình yên, đời sống tinh thần dồi dào và người thân gia đình, đồng nghiệp, nhân viên hay khách hàng của bạn cũng vậy. Tất cả sẽ đều được sảng khoái, thư giãn tối đa, các mối quan hệ cũng sẽ phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Ý nghĩa đời sống

Cây kim ngân có thể trồng để lấy gỗ, trang trí nội thất, tiểu cảnh, non bộ. Đây còn là một món quà tặng khai trương hay mừng tân gia ý nghĩa.

Món quà tặng ý nghĩa
Món quà tặng ý nghĩa

Cây kim ngân hợp tuổi và mệnh gì?

Cây kim ngân hợp tuổi gì?

Với ý nghĩa giúp cho tiền bạc sinh sôi, cây kim ngân hợp với tất cả các tuổi trong 12 con giáp. Tuy nhiên, có thể nói, 3 tuổi phù hợp nhất có lẽ là Tý, Thân và Tuất.

Kim ngân mang lại vận may và giúp tuổi Tý nắm lấy cơ hội. Với tuổi Thân, cây giúp giữ gìn tài sản, tài vận vững vàng. Kim ngân cũng giúp cân bằng các nguồn năng lượng chi phối tài chính của tuổi Tuất, đặc biệt là Mậu Tuất và Giáp Tuất.

Cây kim ngân hợp mệnh gì?

Là cây thân gỗ, chủ yếu có màu xanh nên kim ngân rất hợp với người mệnh Thủy, Mộc, Hoả. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là các mệnh còn lại không trồng được loại cây này! Nếu biết cách phối hợp sao cho cân bằng âm dưỡng ngũ hành, mệnh nào cũng có thể trồng được loài cây này.

Mệnh Thổ: Mệnh Thổ sử dụng chậu cây màu đỏ lửa, hoặc màu cam của mệnh Hỏa sẽ cân bằng âm dương.

Mệnh Kim: Nên trồng kim ngân trong bình thủy sinh. Kim sinh Thủy sẽ bổ trợ âm dương hòa hợp.

Mệnh Mộc: Chọn chậu có dáng cao dài, thẳng đứng hoặc uống cong kiểu cách, tránh trồng trong chậu tròn hoặc có góc nhọn. Trồng kim ngân trong chậu thuỷ sinh cũng rất tốt.

Mệnh Hoả: Mệnh này tuyệt đối tránh trồng thuỷ sinh, hợp trồng trong chậu có góc nhọn hoặc có hình kim tự tháp, tránh chọn chậu vuông, chữ nhật hoặc chậu uốn lượn.

Kim ngân thủy sinh
Kim ngân thủy sinh

Cây kim ngân để bàn làm việc giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường Đà Nẵng có nhiều đơn vị bán cây kim ngân này cũng như giá thành mỗi loại cây khác nhau, tùy thuộc hình dáng, kích thước.

Nếu bạn cần báo giá chi tiết thì có thể liên hệ qua SĐT: 0931 933 972 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage để được tư vấn báo giá các mẫu khác nhau.

Đặt cây kim ngân ở đâu trong nhà?

Cây kim ngân không đơn giản là muốn đặt đâu thì đặt. Bạn cần tìm vị trí vừa hợp phong thủy để cây phát huy giá trị, nhưng cũng phải đáp ứng các nhu cầu chăm sóc để cây sinh trưởng phát triển tốt.

Đặt trong bóng râm, ánh sáng gián tiếp và có độ ẩm từ trung bình đến cao. Tránh nơi có ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp có thể dẫn đến cháy lá. Tuy nhiên nếu cây ở nơi có ánh sáng yếu quá lâu cũng sẽ gây yếu và rụng lá.

Trong nhà thì nên đặt chậu cây kim ngân hướng Đông Nam, góc này rất tốt cho cây cối phát triển và phát huy ý nghĩa phong thủy.

Cách chăm sóc cây kim ngân?

Kim ngân khá dễ trồng và không cần chăm sóc nhiều.

Đối với kim ngân trong chậu:

– Nên dùng tơi xốp, thoát nước nhanh và giữ ẩm tốt.

– Không cần tưới nước nhiều, cây trong nhà thì phun sương 1 lần/tuần, cây ngoài trời thì 1,5 tuần một lần tưới ngập gốc sau đó để thoát hết nước.

– Bón phân vi sinh NPK từ 1 – 2 tháng 1 lần. Hòa phân vào nước rồi tưới vùng quanh gốc.

Đối với kim ngân thủy sinh:

– Chỉ nhúng phần rễ cây vào nước, nếu ngâm phần thân sẽ gây thối và chết cây.

– Lượng nước chế tùy theo chiều cao của bình, nên chế đầy khoảng ⅔ bình sau đó nhúng rễ

– Thay nước khoảng 1 tháng một lần

 Bình lớn có thể thả cá để làm sạch bọ gậy hoặc các vi tảo gây bệnh cho cây.

Cây kim ngân bị lá vàng

Cây kim ngân bị vàng lá là dấu hiệu của việc tưới quá nhiều nước. Bạn nên dừng tưới 1 thời gian để cho đất ráo nước hoàn toàn. Khi nào tình trạng cây ổn định, đất khô ráo, tơi xốp như cũ, cây mới sẵn sàng cho lần tưới tiếp theo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *